PHƯƠNG PHÁP ĐÚC TRONG KHUÔN CÁT
PHƯƠNG PHÁP ĐÚC TRONG KHUÔN CÁT
Phương pháp đúc bằng khuôn cát vẫn giữ một vai trò quan trọng trong ngành đúc, đúc trong khuôn cát là trong những phương pháp tạo hình lâu đời, nhưng cho tới nay vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng trong kỹ nghệ đúc: 90% sản lượng vật đúc của thế giới được sản xuất bằng khuôn cát, phần còn lại do khuôn kim loại và các dạng đúc đặc biệt khác.
Khuôn cát được dùng nhiều vì dễ chế tạo, rẻ, vốn đầu tư ít. Hơn nữa khuôn cát lại rất vạn năng, có thể dùng để đúc vật nhỏ từ 10 gam cho tới vật lớn có khối lượng hàng trăm tấn, có thể dùng để đúc bất kỳ hợp kim nào như: thép, gan cầu, gang sám, đồng thau, đồng thanh, hợp kim niken, hợp kim nhôm, magiê, …
* Quy trình sản xuất đúc trong khuôn các có thể được tóm tắt như sau: Hình 1: Quy trình sản xuất vật đúc trong khuôn cát.
- Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết, lập ra bản vẽ vật đúc, trong đó có mặt phân khuôn, lõi, độ dốc đúc, lượng dư gia công cơ khí, dung sai, độ co nót của kim loại khi đông đặc,….
- Bộ mẫu là một số các mẫu khác nhau như: tấm mẫu, mẫu hệ thống rót, đậu ngót. Trong đó mẩu đúc và lõi là hai bộ phận chủ yếu. Mẫu đúc dùng để chế tạo lòng khuôn đúc trong hỗn hợp làm khuôn, hợp lõi dùng để làm lõi nếu có. Mẫu, hộp lõi thường do xưởng mộc sản xuất.
- Khuôn, mẫu, hộp lõi thường làm thành hai nửa lắp lại với nhau bằng các chốt định vị.
- Khuôn đúc và lõi thường phải sấy khô để tăng cơ tính và khả năng thông khí.
- Bộ phận nấu chảy kim loại phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm khuôn. Lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào cho kịp lúc.
- Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành phá lõi, kiểm tra vật đúng bằng thủ công hoặc bằng máy.
- Kiểm tra lại khâu cuối cùng, gồm kiểm tra hình dáng và kích thước, chất lượng bên trong vật đúc.
- Người ta có quan niệm rằng đúc bằng khuôn cát có năng suất không cao, sản phẩm đúc kém chính xác, muốn có độ chính xác cao hơn phải qua gia công cơ khí lại. Điều đó đúng đối với khuôn cát, đất sét, do thông thường làm bằng tay nhưng nếu người thợ có tay nghề cao biết tính toán độ hao hụt, dung sai co giản của kim loại thì điều này có thể khắc phục được. Những năm gần đây nhờ sử dụng các hỗn hợp các có thành phần và tính chất mới, nhờ đẩy mạnh cơ khí hóa, tự đọng hóa trong sản xuất đúc nên năng suất đúc được tăng lên rõ rệt, chất lượng đúc cũng được làm trên máy nhất là những máy ép áp lực cao chiếm ưu thế rất nhiều, có thể cạnh tranh với một số phương pháp đặc biệt về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt của sản phẩm đúc. Có thể nói rằng cho đến ngày nay khuôn cát vẫn chiếm gữ vai một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất đúc.
Hình 2: Tỷ lệ các công nghệ khuôn trong sản xuất đúc: 1/ Khuôn cát tươi;
2/ Khuôn cát khô;
3/ Khuôn cát tự rắn;
4/ Khuôn kim loại;
5/ Khuôn đúc đặc biệt khác.
(Theo meslab.org)
Sưu tầm bởi: Nguyễn Hoài Phong
Cell-phone: 090909 7736
Email: hoaiphong.sales@gmail.com
Khuôn cát được dùng nhiều vì dễ chế tạo, rẻ, vốn đầu tư ít. Hơn nữa khuôn cát lại rất vạn năng, có thể dùng để đúc vật nhỏ từ 10 gam cho tới vật lớn có khối lượng hàng trăm tấn, có thể dùng để đúc bất kỳ hợp kim nào như: thép, gan cầu, gang sám, đồng thau, đồng thanh, hợp kim niken, hợp kim nhôm, magiê, …
* Quy trình sản xuất đúc trong khuôn các có thể được tóm tắt như sau: Hình 1: Quy trình sản xuất vật đúc trong khuôn cát.
- Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết, lập ra bản vẽ vật đúc, trong đó có mặt phân khuôn, lõi, độ dốc đúc, lượng dư gia công cơ khí, dung sai, độ co nót của kim loại khi đông đặc,….
- Bộ mẫu là một số các mẫu khác nhau như: tấm mẫu, mẫu hệ thống rót, đậu ngót. Trong đó mẩu đúc và lõi là hai bộ phận chủ yếu. Mẫu đúc dùng để chế tạo lòng khuôn đúc trong hỗn hợp làm khuôn, hợp lõi dùng để làm lõi nếu có. Mẫu, hộp lõi thường do xưởng mộc sản xuất.
- Khuôn, mẫu, hộp lõi thường làm thành hai nửa lắp lại với nhau bằng các chốt định vị.
- Khuôn đúc và lõi thường phải sấy khô để tăng cơ tính và khả năng thông khí.
- Bộ phận nấu chảy kim loại phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm khuôn. Lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào cho kịp lúc.
- Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành phá lõi, kiểm tra vật đúng bằng thủ công hoặc bằng máy.
- Kiểm tra lại khâu cuối cùng, gồm kiểm tra hình dáng và kích thước, chất lượng bên trong vật đúc.
- Người ta có quan niệm rằng đúc bằng khuôn cát có năng suất không cao, sản phẩm đúc kém chính xác, muốn có độ chính xác cao hơn phải qua gia công cơ khí lại. Điều đó đúng đối với khuôn cát, đất sét, do thông thường làm bằng tay nhưng nếu người thợ có tay nghề cao biết tính toán độ hao hụt, dung sai co giản của kim loại thì điều này có thể khắc phục được. Những năm gần đây nhờ sử dụng các hỗn hợp các có thành phần và tính chất mới, nhờ đẩy mạnh cơ khí hóa, tự đọng hóa trong sản xuất đúc nên năng suất đúc được tăng lên rõ rệt, chất lượng đúc cũng được làm trên máy nhất là những máy ép áp lực cao chiếm ưu thế rất nhiều, có thể cạnh tranh với một số phương pháp đặc biệt về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt của sản phẩm đúc. Có thể nói rằng cho đến ngày nay khuôn cát vẫn chiếm gữ vai một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất đúc.
Hình 2: Tỷ lệ các công nghệ khuôn trong sản xuất đúc: 1/ Khuôn cát tươi;
2/ Khuôn cát khô;
3/ Khuôn cát tự rắn;
4/ Khuôn kim loại;
5/ Khuôn đúc đặc biệt khác.
(Theo meslab.org)
Sưu tầm bởi: Nguyễn Hoài Phong
Cell-phone: 090909 7736
Email: hoaiphong.sales@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét